Sàn mái thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, dễ bị thấm dột, xuất hiện các dấu hiệu như nứt nẻ, ứ đọng, rêu mốc, loang nước…
Vì vậy chống thấm sàn mái là hạng mục không thể thiếu trong mỗi công trình. Tác dụng là bảo vệ sàn mái trước tác động của thời tiết, khí hậu, sau đó là làm đẹp và giữ gìn kết cấu ngôi nhà.
1. Nguyên nhân dẫn đến việc sàn mái bị thấm dột
- Sàn mái chưa được xử lý chống thấm, mác bê tông đổ sàn mái thấp (nên đổ mác bê tông 250-300), hoặc bê tông trộn không đều, sai tỷ lệ, sau quá trình đổ bê tông không được bảo dưỡng đúng quy trình.
- Sàn mái tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt, quá nắng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc này khiến cho bê tông giãn nở đột ngột gây rạn nứt.
- Kết cấu không đảm bảo đủ vững chắc khiến cho độ võng, lún không đồng đều, khiến sàn bê tông dễ rạn nứt.
- Dùng không đúng vật liệu chống thấm, vật liệu kém chất lượng hoặc việc thi công không đảm bảo đúng quy trình chất lượng. Do đó dẫn đến tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, rạn nứt, không ngăn nước được tối ưu.
- Hệ thống thoát nước kém khiến cho sàn mái luôn ở tình trạng ứ đọng nước trong thời gian dài.
- Công trình thi công đã lâu bị xuống cấp, sân thượng bị nứt nẻ, thấm dột nước đọng.